Tổng cộng:
- Trang chủ
- kinh-nghiem-hay
- Băng cassette cũ có ghi được bằng Máy ghi băng cassette không ?
[tintuc]
Băng cassette cũ hay máy ghi băng cassette đều được dùng để lưu trữ vật lý các nội dung âm thanh nhỏ gọn. Sự phát triển ngày càng nhanh của khoa học kĩ thuật, hai sản phẩm này tưởng chừng như lãng quên nhưng không rất nhiều người đã và đang tìm lại những âm thanh tuổi thơ, cái món ăn tinh thần và không thể nào quên được. Nhiều người đã đưa ra thắc mắc băng cassette cũ có ghi được bằng máy ghi băng cassette không ?
Băng cassette là gì ?
Là một thiết bị dùng để lưu trữ dữ liệu là tín hiệu hình ảnh hay âm thanh. Tại Việt Nam, khi nói đến cassette, thường được nghĩ đến băng nhạc Cassette, xa hơn chút là nghĩ đến máy Cassette, và sau này là băng video cassette. Sản phẩm này được phát triển bởi công ty Royal Philips của Hà Lan ở Hasselt, Bỉ, bởi Lou Ottens và nhóm của ông và được đưa ra thị trường vào tháng 9 năm 1963. Các băng cassette nhỏ gọn có hai dạng, hoặc đã chứa nội dung dưới dạng một băng cassette ghi sẵn (Musicassette), hoặc là một băng cassette "trống" có thể ghi hoàn toàn.
Vì vậy băng cassette hoàn toàn có thể ghi được như máy ghi băng cassette tùy vào loại bạn sử dụng
Tìm hiểu về băng Cassette
1. Thời lượng phát
Các nhà sản xuất thường phân loại các loại băng cassette sản xuất và bán ra trên thị thường dựa theo thời lượng lưu trữ tối đa. Các mức thời lượng phổ biến dành cho băng cassette thông thường bao gồm:
– C46: tổng thời lượng ghi âm 46 phút, 23 phút/mặt.
– C60: tổng thời lượng ghi âm 60 phút, 30 phút/mặt.
– C90: tổng thời lượng ghi âm 90 phút, 45 phút/mặt
– C120: tổng thời lượng ghi âm 120 phút, 60 phút/mặt.
– C180: tổng thời lượng ghi âm 180 phút, 90 phút/mặt.
Thời lượng băng càng dài đồng nghĩa với việc độ dày của sợi băng cũng phải giảm theo để đảm bảo khả năng vừa vặn với kích thước hạn của vỏ bảo vệ bên ngoài. Do vậy trên thực tế dù vẫn được sản xuất, tuy nhiên các loại băng C120 và C180 khá hiếm hoi và cũng được rất ít người sử dụng do sợi băng quá mỏng (chỉ 9µm – thậm chí đủ mỏng để ánh sáng xuyên qua, so với từ từ 11 – 16 µm của các loại băng khác), dẫn đến ảnh hưởng đáng kể và nghiêm trọng về độ bền và cả chất lượng âm thanh.
Bên cạnh đó, một số hãng cũng sản xuất các loại băng mini cassette với thời lượng cực ngắn như C10, C15, hoặc C30, để sử dụng cho việc lưu trữ các nội dung gọi nhỡ hoặc trả lời tự động trên các máy điện thoại bàn, vốn rất phổ biến tại các gia đình ở Mĩ và Châu Âu thời điểm đó.
2. Độ rộng băng
Các loại băng cassette thông thường tiêu chuẩn hiện nay đều sử dụng sợi băng từ với độ rộng 3.8mm, cho phép lưu trữ tối đa 4 track âm thanh (tương đương 2 track mỗi mặt) với độ rộng mỗi track là 0.6mm ở chế độ thu Stereo. Mỗi kênh cách nhau một khoảng bằng 0.3mm để ngăn ngừa hiện tượng crosstalk.
Tương ứng với băng từ, đầu từ thu (record head) được chia thành 2 khe (Gap) với độ rộng khuyến cáo là 2 µm – về lý thuyết sẽ cho khả năng tái tạo tần số tối đa đạt đến 12 kHz. Tuy nhiên trong thực tế, con số này có thể thay đổi theo khả năng kĩ thuật và ý đồ của từng nhà sản xuất.
3. Các thành phần cơ bản của một chiếc băng Cassette
– Các cối băng (Supply Reel & Takeup Reel): Là nơi lưu trữ các sợi băng từ dưới dạng cuộn. Được thiết kế với các chân gá cho phép các trục xoay của máy phát có thể cuốn băng theo một chiều cố định
– Tấm lót (Slip Sheet): giảm ma sát cối băng, sợi băng và vỏ nhựa bên ngoài, giảm thiểu hiện tượng nấm mốc có thể có sau một thời gian sử dụng.
– Các khe chống ghi (Write-protect tabs): cho phép máy phát/ghi âm có thể tự động nhận dạng khả năng sẵn sàng để ghi âm, cũng như nhận diện và tự động điều chỉnh bias theo từng loại băng từ thích hợp.
– Ròng rọc dẫn động băng (Guide Roller): giảm ma sát và dẫn động băng vào đúng vị trí khe tiếp xúc với đầu từ (playback head/record head hoặc erase head).
– Capstan Hole: khe hở để các cụm ròng rọc và trục cuốn băng có thể tiếp xúc với sợi băng và kéo trợ lực để cân bằng lực cản gây ra ở đầu từ.
– Presssure Pad: đệm lót giúp đảm bảo lực ép cần thiết để ép sát sợi băng vào đầu từ.
– Magnetic Shield: bọc nhiễu ngăn chặn đầu từ khuếch đại các nhiễu từ trường không mong muốn xung quanh.
4. Tốc độ quay
Theo tiêu chuẩn, các loại băng cassette hiện nay sử dụng sợi băng với độ dộng 3.8mm, chuyển động theo chiều phát từ trái sang phải với tốc độ 4.76 cm/s, chỉ bằng 1/2 hoặc thậm chí 1/4 so với tốc độ tiêu chuẩn của reel-to-reel 4 track.
Vào thời điểm ban đầu, tốc độ quay thấp của băng cassette là nguyên nhân chính tạo nên nhược nhiểm về chất lượng âm thanh so với người tiền nhiệm của nó.
Chúng tôi đáp ứng mọi nhu cầu mua hộ hàng Nhật về Việt Nam 24/7 giúp các bạn tìm được sản phẩm ưng ý, gửi yêu cầu Shop Nhật Việt theo 4 cách để shop báo giá và order :
- Gửi link vào mail: shopnhatviet.com@gmail.com
- Chat facebook với Shop theo link sau: fb.com/orderhangnhatban
- Đặt Hàng online tại shopnhatviet.com/dathang
- Gọi điện cho Shop qua Hotline 0983.1315.28 hoặc Chat Viber,Zalo
Dịch Vụ Order Hàng Nhật Chính Hãng : ✓ Hàng Nhật Nội Địa ✓ Giá rẻ ✓ Giao hàng miễn phí.
[/tintuc]