✓ Tránh tuyệt đối đặt vỏ của nồi ủ lên ngọn lửa bếp gas hoặc mâm nhiệt của bếp điện, điện từ. Chất lượng vỏ ủ sẽ giảm nếu bị nung nóng bằng nguồn nhiệt trực tiếp. Không được để nồi ủ không có nước hay nấu quá lâu lên bếp. Không nên để vỏ ủ gần nguồn nhiệt.
✓ Tránh tuyệt đối không cọ sát mạnh lớp bảo vệ (có màu xanh xám sau lần sử dụng đầu tiên) của kiềng tích nhiệt. Đây là lớp bảo vệ chống gỉ của kiềng tích nhiệt.
✓ Tránh cọ rửa mặt trong của phần nồi nấu bằng bùi nhùi sắt. Các đường gân được xoáy tại mặt trong của nồi nấu có thể bị bào mòn bởi tác dụng lực của bùi nhùi sắt và đồng thời giảm khả năng hấp thụ nhiệt (vốn rất nhanh nhờ kết cấu gân lồi) từ nồi nấu vào thức ăn.
✓ Khi đưa nồi nấu vào vỏ ủ, cần đảm bảo trong vỏ ủ hoàn toàn không có nước.
✓Sau khi nhấc nồi nấu ra khỏi bếp gas tuyệt đối không được để nồi lên mặt kính, gạch men vì lúc này nhiệt độ của tấm hợp kim giữ nhiệt là rất lớn (khoảng 1000 độ C).
✓ Lượng nước nấu trong nồi thấp nhất từ 1/3 nồi trở lên để làm chín thức ăn. Tuy nhiên không được quá đầy vì lúc sôi sẽ trào ra ngoài vỏ ủ.
✓ Thực phẩm khi nấu bằng nồi ủ không được quá cao so với mực nước trong nồi vì như vậy có thể thức ăn sẽ lâu chín hơn.
✓ Không dùng nồi ủ để chiên xào hay thắng nước màu để kho thịt cá. Nếu muốn chiên sơ trước khi kho thì nên sử dụng ở một cái chảo hay nồi khác xong rồi cho vào nồi ủ.
✓ Khi chế biến các món như: xương, thịt bò hay bánh tét….cần thời gian ủ lâu hơn, sau khi ủ khoảng 2 giờ bạn có thể đun sôi nồi ủ khoảng 5-7 phút lần nữa, sau đó tiếp tục ủ.
Vậy mua nồi ủ Thermos Nhật Bản 4.5 L ở đâu chính hãng ?